Home Hoa cây cảnh Mách bạn cách chăm sóc cây hồng tú cầu

Mách bạn cách chăm sóc cây hồng tú cầu

8
0

Nhắc tới hồng tú cầu nhiều bạn yêu hoa sẽ liên tưởng ngay tới những chùm pháo hoa rực rỡ. Có thể nói, hiếm có loại hoa nào sở hữu hình dáng chùm hoa độc đáo và hoàn hảo như hồng tú cầu.

1. Giới thiệu chung về cây hồng tú cầu

Ít ai nghĩ rằng cây hoa xinh đẹp này lại có nguồn gốc xuất xứ từ châu Phi. Hồng tú cầu được tìm thấy nhiều ở một số nước như Namibi, Zimbabwe, Nam Phi, Mozambique,…Tại Việt Nam, cây được trồng rải rác trên toàn quốc. Hầu như không có địa phương nào tại nước ta không trồng được hồng tú cầu.

hong tu cau 1
(Chùm hoa hồng tú cầu rực rỡ như pháo hoa)

Hồng tú cầu có tên khoa học là Heamanthus katherinae. Nhiều bạn yêu hoa biết tới hồng tú cầu với tên cây pháo hồng, cây huyết hoa,…Hồng tú cầu thuộc loại cây thân thảo. Thân cây khá xốp và mềm. Đặc biệt, hồng tú cầu phát triển từ hệ củ nằm sâu trong đất. Các củ của hồng tú cầu khá giống củ hành. Bao bọc hệ củ là những lớp áo có màu xanh nhạt và nhiều đốm màu tía. Hồng tú cầu mê hoặc người yêu hoa bởi chùm hoa tròn xoe hoàn hảo của mình. Mỗi chùm hoa lớn gồm từ 40 – 50 hoa nhỏ. Các hoa có màu hồng đỏ vô cùng xinh xắn. Hoa hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng. 

Hồng tú cầu chỉ ra hoa 1 lần trong năm vào khoảng tháng 4 đến tháng 8. Hoa có thể tươi lâu từ 5 – 10 ngày.

2. Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tú cầu

– Đất trồng:

Có thể nói hồng tú cầu hoàn toàn không kén đất trồng. Bạn có thể trồng hồng tú cầu trong hầu hết các loại đất. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất giàu mùn, tơi xốp.

– Môi trường thích hợp để trồng hồng tú cầu

hong tu cau 2
(Vườn hồng tú cầu đẹp mắt)

Hồng tú cầu là cây hoa cảnh thích hợp trồng tại nơi có khí hậu ấm và ẩm. Về cường độ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi bán râm do vậy nên đặt cây dưới những tán cây lớn. Hồng tú cầu có 1 khoảng thời gian ngủ đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Trong khoảng thời gian này nếu trồng cây tại nơi có khí hậu ấm bạn nên bảo quản củ trong nhà kính hoặc nơi râm mát. Nếu bạn trồng cây tại nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt hay các tỉnh phía Bắc thì không cần thực hiện bước này.

– Nước tưới:

Chế độ nước tưới của hồng tú cầu được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn ngủ đông và giai đoạn phát triển trổ hoa. Trong giai đoạn ngủ đông cây gần như không cần cung cấp thêm nước vì lúc này cây sẽ duy trì sự sống nhờ chất dinh dưỡng trong củ. Bạn có thể tưới cho cây (lúc này chỉ còn củ) 1 lần 1 tuần. Trong giai đoạn phát triển trổ hoa, nhu cầu nước của cây tăng cao. Đồng thời, thời gian cây phát triển nhanh trùng với mùa hè của miền Bắc khí hậu nắng nóng nên lượng nước tưới cũng cần tăng. Trong thời gian này, bạn nên tưới cho cây 1 lần 1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Lượng nước tùy thuộc vào số củ trong 1 chậu. Lưu ý, khi tưới cho hồng tú cầu hãy đảm bảo rằng phần nước thừa đã thoát ra ngoài và không làm thối củ ở dưới.

– Cách trồng hồng tú cầu

hong tu cau 3
(Sẽ thật tuyệt vời nếu có thể sở hữu cho mình 1 chậu hồng tú cầu xinh đẹp như thế này)

Bước 1: Trộn đất với sơ dừa theo tỉ lệ 2 đất 1 sơ dừa.
Bước 2: Chọn chậu trồng cây. Nên chọn chậu theo số củ bạn muốn trồng. Nếu trồng 1 củ thì đường kính chậu thích hợp là 20cm, 2 củ đường kính chậu từ 30 – 40 cm,…Nên chọn chậu rộng 1 chút vì sau 1, 2 năm trồng các củ mẹ sẽ đẻ củ con và cho bạn thêm hoa.
Bước 3: Tạo 1 hốc nhỏ đường kính 10 cm, sâu 8 cm sau đó đặt củ hồng tú cầu vào. Lấp hỗn hợp đất đã trộn xung quanh củ, sao cho đất phủ được 2/3 củ. Đặc biệt nên nhớ không lấp đất che mất vòi hoa phía trên củ.
Bước 4: Tưới nước nhẹ nhàng rồi đặt chậu tại nơi thoáng mát.

Thực hiện theo các nước trên là bạn đã sắp có 1 chậu hồng tú cầu ưng ý rồi!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here