Home Trồng cây rau Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khổ qua

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khổ qua

304
0

Là loại quả có vị đắng đặc trưng nhất trong các loại quả nhưng mướp đắng – khổ qua với vị đắng thanh mát được rất nhiều người yêu thích.

Là loại quả có vị đắng đặc trưng nhất trong các loại quả nhưng mướp đắng – khổ qua với vị đắng thanh mát được rất nhiều người yêu thích. Khổ qua có tác dụng giải độc, thanh nhiệt,lợi tiểu, chữa được nhiều bệnh, là món ăn phổ biến trong gia đình Việt. Trồng và chăm sóc khổ qua không … khổ chút nào nhưng để thu được quả chất lượng và năng suất cao, ít sâu bệnh thì cần chú ý một số kỹ thuật trồng trọt.

Đặc điểm cây khổ qua

cay-kho-qau

Cây khổ qua hay mướp đắng có Tên khoa học: Momordica charantia L.  thuộc họ bầu bí – Cucurbitaceae, xuất xứ từ Nam Trung Quốc, Đông Ấn.

Xem thêm:

Khổ qua thuộc loại cây leo, được trồng theo mùa vụ, leo dài đến 5m. Lá xanh mềm, mọc cách, xẻ 3-9 thùy. Hoa khổ qua màu vàng, mọc ở nách lá, hoa cái cuống dài, hoa đực cuống ngắn, thụ phấn nhờ ong. Quả thu hoạch sau 2 tuần thụ phấn, mỗi quả chứa 20-30 hạt.

Quả khổ qua rất giàu vitamin C và chất sắt được sử dụng như một loại rau.

Khổ qua có nhiều giống: Giống lai F1: Polo 192 , May 185, giống 242, TH-12, giống quả nhỏ, khổ qua xiêm, khổ qua rô. Trong đó khổ qua rô có vị đắng nhiều thích hợp trồng làm trà.

Từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khổ qua chỉ mất khoảng 2 tháng, khi cây có quả cứ 2-3 ngày bạn đã có thể thu hoạch.

Nước cốt mướp đắng tươi là món ăn lý tưởng cho người bị tiểu đường, giúp hạ đường huyết rất tốt.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây khổ qua

Trồng khổ qua

  • Nên chọn loại hạt giống có chất lượng từ những quả mập, to, cầm chắc tay hoặc mua từ những nơi uy tín. Bổ dọc quả mướp, dùng thìa nạo lấy hạt, rửa sạch, phơi khô rồi đem trồng vào vụ đông xuân hoặc hè thu. Nếu gieo số lượng nhiều cần xử lý nấm bệnh bằng cách trộn 2g Rovral với 1 kg hạt giống trong 15 phút.
  • Gieo hạt: ngâm hạt 5-6 giờ trong nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh rồi vớt ra ủ vào khăn ẩm. Sau 24 giờ rửa sạch lớp nhờn ở vỏ rồi ủ lại, khi hạt nứt thì đem gieo. Có thể gieo trong bầu hoặc trực tiếp ngoài đồng. Đất gieo tốt nhất là đất + phân chuồng hoai theo tỷ lệ 2:1. Pha hỗn hợp 40g NPK 16-16-8 + 20g Rovral + 10 lít nứơc tưới vào bầu đất.

cham-soc-cay-muop-dang

Nếu gieo trực tiếp xuống ruộng cần ngâm ủ hạt giống đến nứt nanh rồi gieo luôn. Phủ đất + phân hữu cơ mịn, mỏng lên hạt và cho 10-15 hạt Furadan 3H/1 vào hốc để phòng sâu đất, dế phá hại. Sau đó tưới nước đủ ấm thúc đẩy hạt nảy mầm.Khi tưới nước cần tưới bằng odoa để không làm hạt trồi lên.

  • Đặt hạt theo hướng đầu nhọn nứt rồi phủ lên lớp đất mỏng, tưới nước ẩm đất. Sau khoảng 5 ngày hạt giống nảy mầm và vươn cao. Khoảng 3 tuần thì cây cao khoảng 10-15 cm và ra lá 2-3 lá thật.
  • Làm giàn: khi mướp đắng cao khoảng 25-30 cm, có 5-6 lá thật, và tua cuốn thì chuyển chậu lớn hoặc trồng ra vườn rồi tiến hành làm giàn cho cây leo.

Cách chăm sóc cây khổ qua

  • Ánh sáng: Mướp đắng ưa ánh sáng hoàn toàn, đầy đủ, tối thiểu 6h/ ngày.

Nhiệt độ: Khổ qua ưa nhiệt độ từ 22-25oC, khoảng nhiệt độ khác cây cũng thích nghi được.

  • Độ ẩm: mướp đắng ưa ẩm trung bình
  • Đất trồng: mướp đắng dễ trồng trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất giàu hữu cơ pha cát, pH = 6. Mùa mưa thì lên liếp cao 30-40 cm, mùa nắng không cần. Nếu trồng 1 hàng thì chiều rộng 0,6 cm, cây cách cây 30 cm, trồng hai hàng rộng 1,2m .
  • Tưới nước: nhu cầu nước của cây khá lớn vì lá nhiều, giai đoạn ra hoa đậu quả cần nhiều nước hơn tuy nhiên cây lại sợ úng. Tưới nước hàng ngày 2 lần đảm bảo độ ẩm.
  • Bón phân: cần bón lót khi cây mới trồng và bón thúc trong giai đoạn ra hoa đậu quả.

cay-kho-qua

Cứ 7 ngày bón thúc 5kg DAP + 20kg ure. Nếu cây phát triển kém bón thêm phân bón lá vi sinh.

Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần. Có thể bón phân theo quy trình sau:

+ Cây có 3-4 lá thật thì phun HVP 401.N/ 7 ngày/ lần để cây phát triển đồng bộ lá, thân, rễ. Trước khi cây rộ hoa thì ngừng phun.

+ Khi cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày giúp quả đậu nhiều. Để giúp quả to, đẹp thì phun HVP 401.N 7 ngày/ lần.

Sâu bệnh trên khổ qua ít nhưng cần chú ý phun định kỳ 7-10 ngày/ lần.

+ Bọ trĩ: thường chích hút nhựa cây tập trung ở ngọn làm cây không phát triển được.

Phòng trị bằng phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát vào tập trung ở ngọn và cả cây: lannate, confidor, regent …

+ bọ trĩ, rầy mềm, rầy xanh: chích hút làm xoăn lá, cây kém phát triển.

Phòng trị bằng phun supracide, confidor ,cidi M50

+ Ruồi đục quả: phun thuốc decis regent, azodrin, Sherpa…

+ sâu xanh: phun sherp, decis, polytrin, sumianpha…

cay-muop-dang

Để tránh kháng thuốc ta nên thay đổi thuốc ở các lần phun.

+ Bệnh thối nhũn chết cây con: dùng thuốc Aliette, Rovral… tránh tưới quá ẩm để ngừa bệnh.

+ Bệnh ngủ ngày, chạy dây: cây bị héo từ ngọn đến thân hoặc nứt héo theo nhánh do mất nước, nên dùng thuốc Rovral, Aliette, Ridomil… để trị bệnh.

+ Bệnh sương mai, đốm phấn: ban đầu lá có màu vàng nhạt sau đó chuyển nâu, nên dùng thuốc Mancozed, Ridomil …

+ Bệnh đốm nâu: Trên lá xuất hiện những đốm tròn màu nâu, màu nâu nhạt khi lớn dần do độ ẩm và nhiệt độ không khí cao, thường vào mùa mưa. Phun thuốc dithane M45, Daconyl…

Thường xuyên dọn sạch cỏ dại để trừ sâu bệnh.

Từ khi gieo đến thu hoạch khoảng 30-35 ngày, nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch kéo dài đến 2 tháng.

Chú ý khi trồng chăm sóc cây khổ qua

Không nên phun phân bón lá khi cây ra hoa.

Khi quả non nhú ra từ cuống sau khi hoa tàn cần ngắt bỏ bớt lá gần quả để quả nhận được đủ ánh sáng.

Để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc tự làm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here