Hoa leo và những điều cần biết khi trồng cây hoa dây leo sẽ giúp bạn có một giàn hoa leo đẹp và không gian cũng trở nên đẹp hơn bởi sắc hoa đua nở
Khí hậu ngày càng biến đổi, nắng thì như thiêu như đốt, mưa đột ngột rào rào, rét như cắt da thịt, ngôi nhà bạn rất cần sự bảo vệ tự nhiên trong các mùa. Việc trồng các loại hoa leo, cây dây leo là giải pháp tuyệt vời vừa chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, vừa đem lại giá trị thẩm mỹ với lá xanh, hoa rực rỡ, hương thơm dịu dàng lan tỏa khắp không gian. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng chăm sóc các loại hoa leo bạn nhé!
Xem thêm:
- Các Trồng Hoa Đỗ Quyên Trên Chậu Đẹp
- Kỹ Thuật Trồng Cây Óc Chó
- Cây Cảnh Chùm Rụm Bonsai Đẹp
- Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thược Dược Đẹp
- Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Kim Ngân
Ưu điểm cây hoa dây leo
Hoa leo là những loại cây dây leo có hoa hiện nay đang trở thành xu hướng trồng cây ở nhà phố vì nhiều ưu điểm:
- Khả năng phát triển theo phương thẳng đứng nên tiết kiệm diện tích, phù hợp với thiết kế, cấu trúc nhà cao tầng.
- Cây hoa leo còn có khả năng chịu được nắng, nóng, gió mạnh, khả năng che phủ uốn lượn thích hợp nhiều địa hình từ sân thượng đến mặt đất, khả năng leo bám được trên mọi vật liệu tạo thành vườn tường tự nhiên chống lại tác động của thời tiết đặc biệt nhà hướng tây, mái tôn trong mùa hè.
- Cây hoa leo có nhiều hoa rực rỡ, thân uốn mềm mại đem đến giá trị thẩm mỹ cùng hương thơm thanh thoát cho mọi ngóc ngách.
- Cây hoa leo sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, đỡ công chăm sóc
Một số loại hoa dây leo: tử đằng, mai hoàng yến, hồng anh, kim ngân, hoa hồng leo, mai xanh, lan hoàng dương, huỳnh anh, huỳnh đệ, sử quân tử, cát đằng….
Cách trồng chăm sóc các loại cây hoa leo
Cách trồng cây hoa leo
Cây hoa leo rất dễ trồng bạn chỉ cần trồng vị trí nhiều nắng, vào dịp mát hoặc che nắng nóng cho cây, tránh làm vỡ bầu đất, tưới nước sau trồng.
Cách chăm sóc cây hoa leo
Hầu hết cây hoa leo rất khỏe mạnh, sức đề kháng cao, chống chịu sâu bệnh rất tốt chỉ cần trồng nơi nhiều nắng.
- Ánh sáng: Hoa leo ưa ánh sáng hoàn toàn, nơi càng nhiều nắng cây càng sai hoa, màu sắc rực rỡ, đậm đà.
- Nhiệt độ: Hầu hết cây hoa leo ưa nhiệt độ cao, thích hợp trong mùa hè nhiệt độ từ 25-35oC, một số loại có thể chịu được nhiệt độ thấp: kim ngân.
- Độ ẩm: Hoa leo ưa ẩm
- Đất trồng: Cây hoa leo không kén đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên muốn cây sai hoa, lá to, che nắng tốt thì nên trồng ở đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt. Công thức đất trồng hoa leo tố nhất: 5 đất thịt + 3 trấu hun, xơ dừa + 1 xỉ than + 1 phân hữu cơ, NPK.
- Tưới nước: Cây hoa leo hầu hết lá to hoặc nhiều lá, cây phát triển nhanh nên nhu cầu nước lớn, cần tưới nước thường xuyên đặc biệt trong giai đoạn sinh trưởng và ra hoa. Nên tưới nước điều độ vào buổi sáng hoặc chiều mát tùy điều kiện thời tiết, khí hậu.
- Bón phân: Việc bón phân quan trọng để phát triển thân lá, ra hoa. Ngoài phân hữu cơ khi bón lót và bón trước khi hoa, chúng ta có thể bón thêm phân vô cơ.
Trong giai đoạn sinh trưởng nên bổ sung thêm NPK 30-10-10 bổ sung dinh dưỡng tăng cường sự phát triển của lá.
Trước và trong khi cây đang ra hoa bón phân NPK 10-10-30. Chỉ nên dùng một thời gian vì cây không thể kích hoa liên tục, cần có thời gian nghỉ ngơi sinh trưởng để tích lũy dinh dưỡng.
- Tỉa lá, bấm ngọn, xới xáo: Một số loại hoa leo cần bấm ngọn để cây mọc ngọn mới, nhiều mầm nhánh như cát đằng, mai hoàng yến…
Một số cây hoa leo khi chăm quá tốt cũng khó ra hoa nên cần tỉa bớt lá, hạn chế dinh dưỡng để cây cằn một chút mới ra hoa được. Vì khi đó sinh trưởng sinh dưỡng lấn át sinh sản.
Cây hoa dây leo có nhiều mầm nhánh, phát triển mạnh nên cần xới xáo để rễ thông thoáng, cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cây.