Đặc điểm sinh học: chanh đào là loại cây thân gỗ, thân có nhiều gai, dạng cây bụi, thuộc nhóm cây ăn quả lâu năm. Lá chanh đào không tai Hình trứng và trên lá có những ống tiết tinh dầu có mùi thơm đặc trưng
Cây chanh đào, những điều bạn nên biết!
Chúng ta thường biết đến chanh đào la một loại gia vị thiết thực trong các bữa ăn hằng ngày, với vị chua và mùi thơm đặc trưng của nó đem lại sự tuyệt vời hơn cho các món ăn, ngoài ra chanh đào còn thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc dân gian lưu truyền, rất hiệu quả. Vậy làm thế nào để có được trái chanh đào nhưu vậy và những lợi ích gì chúng ta chưa biết về nó. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Các loại chanh giống
Giới thiệu chung về cây chanh đào
Tên khoa học: citrus limonia
Họ: chanh đào là loại cây mang họ cam (rutaceae)
Vùng trồng phổ biến: các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Đôgn Á như: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cam-Pu-Chia. ở việt nam chanh đào được trồng nhiều tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc.
Đặc điểm sinh học
Đặc điểm sinh học: chanh đào là loại cây thân gỗ, thân có nhiều gai, dạng cây bụi, thuộc nhóm cây ăn quả lâu năm. Lá chanh đào không tai Hình trứng và trên lá có những ống tiết tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Cây có hoa mầu trắng ánh tím, có năm cánh và hương thơm. Quả chanh đào có múi, khi xanh vỏ có màu xanh lục, khi chín chuyển dần sang màu vàng rồi đỏ, ruột màu hồng đào, có vị chua thơm ngon đặc trưng.
Sự thích nghi: chanh đào là loại cây dễ trồng nhưng cũng có những đặc điểm thích nghi riêng để có được sự phát triển tốt
Môi trường đất: cây chanh đào không kén các loại đất, cây có khả năng thích nghi tốt đối với cả những vùng đất khô cằn. tuy nhiên loại đất thích hợp nhất cho chanh đào có hiệu quả cao là những vùng có đất đồi xốp, đất đỏ, đát có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tầng canh tác ít nhất đạt 0,6m. đất bị nhiễm mặn hoàn toàn không phù hợp cho trồng chanh đào.
Nước và độ ẩm: chanh đào cần nhiều nước, đặc biệt trong thời kì ra hoa và đậu quả
ứng dụng thực tiễn của chanh đào: trong đời sống, cới những công dụng của mình chanh đào cũng có không ít ứng dụng cho con người.
chanh đào là một loại thực phẩm, một gia vị để chế biến món ăn: pha nước chấm, pha nước giải khát, vv….
là một thành phần trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh: chanh đào ngâm muối, chanh đào ngâm mật hoặc đường phèn để chữa ho, vỏ chanh, rễ chanh phơi khô dùng làm vị thuốc đông y….
Chanh đào có nhiểu dứng dụng trong thực tế
Xem thêm: Cây Sung mỹ cây ăn quả độc đáo
tác dụng làm đẹp: chanh đào chứa nhiều vitamin c, giúp chị em làm đẹp da, giảm vết thâm mụn…
làm cảnh: ngoài trồng thâm canh, đối với nhiều nhà có ít diện tích đất, người ta còn trồng cây trong chậu vùa làm cảnh vừa tận dụng các lợi ích trên mô hình kinh tế; vì có nhiều lợi ích, dễ trồng, co thể đem lại nguồn thu từ quả và lá chanh nên hiệu quả kinh tế cao nên chanh đào cũng được nhiều người nghiên cứu trồng thâm canh mang lại lợi nhuận lớn. tuy nhiên để có hiệu quả kinh tế, người trồng cần có kiến thức về trồng chah đào và khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm.
quy trình trồng chanh đào hiệu quả
thời vụ trồng: với mỗi vùng miền có thời điểm trồng chanh đào khác nhau. Đối với miền bắc, tốt nhất trồng từ tháng 1-2 hoặc tháng 8-9 (âm lịch). Đối với miền nam, nên trồng vào khoảng tháng 3-4 là tốt nhất
làm đất: chọn những vùng đất trồng phù hợp với đặc diểm thích nghi của cây, làm đất tơi xốp, tạo độ thoáng, thoát nước tốt. nếu vùng đất thấp phải có đê bao kín, đắp mô cao, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Nếu vùng đất cao, đắp mô thấp hơn, hệ thống tưới tiêu họp lí, tạo độ nghiêng <5% cho đất tránh xói mòn. Làm sạch cỏ, vệ sinh vùng đất chuẩn bị trồng cây.
Chọn giống: chanh đào được trồng từ cây giống, được sản xuất bằng phương pháp ghép mắt, nuôi trong bấu ươm. Nên chọn mua cây giống ở các nơi uy tín, cây giống phải khỏa mạnh, đồng đều, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, không sâu bệnh, cây rõ nguồn góc, xuât xứ.
Cách trồng và chăm sóc:
cách trồng:
Đào hố trồng cây, mỗi hố rộng khoảng 50-80cm, sâu khoảng 60 cm, khoảng cách giữa các hàng tầm 4m, giữa các cây trong hàng tầm 3m ( đối với trồng thâm canh). Dùng phân chuồng, phân hữu cơ ủ hoai khoảng 20kg/hố bón lót cho cây, ngoài ra trọn thêm khoảng 1kg vôi bột , 10kg trấu, 1kg lân. Tiếp đến đặt cây con vào giữa hố, tiến hành trồng cây, lấp đất tạo mô cho cây.
Cách chăm sóc:
Cây chanh đào cần tưới nước đều giữ ẩm tốt cho cây
Tưới nước, giữ ẩm cho cây: sau khi trồng cần phải chú ý tưới nước tạo độ ẩm vừa phải cho cây, nên tưới 2-3 ngày/lần trong những tuần ngay sau khi trồng. tiếp đó có thể tưới 1 tuần/lần.
Mùa khô nên đậy tủ gốc cho cây, nhằm hạn chế chi phí nước tưới
Đắp mô: được tiến hành trong 2 năm đầu, bồi mô 1-2/năm bằng đất vườn cũ, năm 3 thì bồi toàn luống. chú ý khoogn bồi quá dày tránh làm nghẹt rễ cây
Làm cỏ: đặc biệt phải thường xuyên làm cỏ trong những năm đầu để cây không bị cạnh trah dinh dưỡng. những năm sau khi cây trưởng thành, rễ cây chắc khỏe mạnh mẽ, cây bắt đầu ra trái thì trong vườn nên để cỏ cao khoảng 20-30cm nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô. Tăng thoát nước, chống xói mòn khi mùa mưa đến.
Trồng xen canh: trong năm đầu chúng ta nên trồng xen chanh các loại cây họ đậu vào vườn để tận dụng đất trống, tăng lợi nhuận và hạn chế going gió, che bớt ánh sáng cho cây.
Tạo độ thông thoáng cho cây: chúng ta có thể làm bằng cach hàng năm thường xuyên xới đất cho cây
Cát tỉa, tạo tán cho cây: sau khi thu hoạch cần cát bỏ những cành đã mang quả, tỉa những càn quá dày, cành bị sâu bệnh, khoogn có khả năng mang quả. Mỗi lần cắt tỉa vẫn có thể mang lại lợi nhuận kinh tế nhờ việc bán là chanh.
Bón phân: khi trồng chúng ta đã có bón lót cho cây, còn sau trồng cần bón phân cho cây theo các theo các thời kì:
Thòi kì cây con: sử dụng phân chuồng, phần lân, phân ure, bón 2 tháng/lần
Thời kì cho quả: chia làm các đợt, bón 4-6 lần/năm chủ yếu tập trung vào thời kì kích thích ra hoa và nuôi quả.
Liều lượng:
Phân chuồng: khoảng 15kg/gốc/năm
Phân lân: 300-500g/gốc/năm bón sau thu hoạch
Kali: 0,2-0,3kg/gốc năm, bón trong thời kì xiết nước và trổ hoa
Phân ure: 0,6-1,7kg/gốc/năm
Chú ý : khi bón phân phải làm sạch cỏ quanh gốc, bón cách góc 30-50cm, không được bón quá gần gốc
Các phương pháp kích thích ra hoa và đậu trái trái vụ
Phương pháp xiết nước( quản lí nước): muốn cây ra hoa trái vụ, nhưng tưới nước cho cây khô gốc khoảng 30 ngày rồi tưới nước lại cây sẽ ra hoa.
Phương pháp tỉa lá
Phương pháp xịt paclobutrazol 10wp: liều lượng xịt khoảng 20g+8 lít nước/ cây
Những chú ý để chanh đào đậu quả và hạn chế bị rụng
thời kì ra hoa đậu quả phải đảm bảo chế độ nước tưới hợp lí
Phải có chế độ bón phân theo từng thời kì phù hợp
Phòng trừ sâu hại:
các loại sâu bệnh thường gặp như: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, bệnh do côn trùng(nhện đỏ, nhện trắng), bệnh gân xanh lá vàng….
Cách xử lí: phải thường xuyên thăm vườn. phát hiện sớm bệnh
Trồng xen chanh với ổi
Băt sâu, tiêu diệt côn trùng gây bệnh
Vệ sinh vườn thường xuyên
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tùy theo từng bệnh, nên đến các cơ sở uy tín để đươc hướng dẫn mua và cách sử dụng thuốc hiểu quả nhất
Thu hoạch: sau 3-4 tháng ra hoa chnah sẽ đk thu hoạch, không nên thu hoạch khi có sương mù hoặc sau mưa vì dễ gây thối quả khi tồn trữ
Chúc các bạn sẽ trồng được những trái chanh đào thơm ngon cho chính mình!
Ngoài chanh đào còn có các loại chanh độc đáo khác ví dụ chanh tứ thì, chanh ngón ta… chanh câm thạc… trong đó cho năng xuất cao chất lượng tốt có chanh tứ thì với cây độc đáo có quả quanh năm, chanh tứ thì hết đợt quả này đã có đợt hoa quả khác, nhưng cách trồng chanh tứ các bạn có thể xem thêm tại: http://giongcayanqua.edu.vn/cay-chanh-giong.html