Bệnh phấn trắng nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và lây lan rất nhanh. Cây trộng bị nhiễm bệnh sẽ còi cọc, lá và hoa cháy khô, làm giảm năng suất thậm chí phá hoại cả mùa vụ.
Bệnh phấn trắng là bệnh trên lá, lá cây mắc bệnh có hiện tượng khô và rụng lá. Quá trình ra hoa và đậu quả của cây sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trong bài viết này chamsoccaytrong.com sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về cách nhận biết, phòng ngừa và trị bệnh phấn trắng.
Biểu hiện của bệnh phấn trắng
Dấu hiệu nhận biết dễ thấy của bệnh phấn trắng là những đốm vàng xuất hiện trên lá và thân cây, dần dần những đốm vàng này chuyển sang màu trắng bao phủ toàn bộ lá và thân cây. Bệnh phát triển ngày càng nặng sẽ khiến lá và quả của cây khô cháy, rụng, làm giảm năng xuất cây trồng.
Nguyên nhân gây bệnh
Khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao là khoảng thờ gian bệnh phấn trắng xuất hiện. Nấm Sphaerotheca pannosa là nguyên nhân chính gây ra bệnh phấn trắng.
Bệnh phát triển nhanh vào các thắng từ tháng 9 đến tháng 12 và dịp đầu xuân khi xuất hiện mưa phùn.
Cách trị bệnh phấn trắng
Các loại thuốc dùng để trị bệnh phấn trắng có thể dùng là: Anvil, Aviso 350SC, Ridozeb 72WP, Carbenda Supper 50SC, Score, Topsin M, Tebuconazone, Trifloxystrobin (Nativo 750WG), Manozeb 80WP, Lipman 80WG, Chlorothalon (Daconil 75WP).
Cách phòng bệnh phấn trắng
– Giảm độ ẩm của đất trồng cây, đánh luống cao, thoát nước tốt
– Tỉa bớt cây, trồng cây với khoảng cách hợp lý để bệnh không lây lan
– Khi có dấu hiệu của bệnh cần cắt bỏ, tiêu hủy những cây nhiễm bệnh, tránh để bệnh bùng phát.
– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng